Những câu hỏi liên quan
Bare Meaning
Xem chi tiết
phambaoanh
22 tháng 4 2016 lúc 16:25

ukm

Bình luận (0)
Minh Thư Đặng
Xem chi tiết
Di Di
17 tháng 4 2022 lúc 15:01

bạn cần làm câu mấy

 

Bình luận (1)
Di Di
17 tháng 4 2022 lúc 15:02

Câu 3

Các phép biến đổi câu đã học:

 

Câu 4

Các phép tu từ cú pháp đã học:

 

 

 

Bình luận (0)
Lê Thị Minh Tâm
Xem chi tiết
trần myna
28 tháng 12 2016 lúc 16:14

I/ Văn học

Văn bản nhật dụng

Cổng trường mở ra ( theo Lý Lan);

– Mẹ tôi ( Trích Những tấm lòng cao cả của Et-môn-đô đơ A-mi-xi);

– Cuộc chia tay của những con búp bê ( theo Khánh Hoài).

* Hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản trên.

*Biết rút ra bài học cho bản thân.

Văn học dân gian

Những câu hát về tình cảm gia đình;

– Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người;

* Học thuộc lòng và nêu được nội dung của các bài ca dao đã được học.

Thơ trung đại

Sông núi nước Nam (theo Lê Thước- Nam Trân dịch);

– Phò giá về kinh (Trần Quang Khải);

– Bạn đến chơi nhà (NGuyễn Khuyến);

* Nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.

* Hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa và học thuộc lòng các bài thơ trên.

Thơ hiện đại

-Cảnh khuya (Hồ Chí Minh);

– Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh);

– Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh).

* Nắm được những nét chính về tác giả, hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm.

*Hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa và học thuộc lòng các bài thơ trên.

II/ Tiếng Việt

– Chữa lỗi về quan hệ từ;

Từ đồng nghĩa;

Từ trái nghĩa;

– Từ đồng âm;

– Thành ngữ;

– Điệp ngữ;

– Chơi chữ;

Chuẩn mực sử dụng từ.

* Cần ôn tập cho học sinh:

– Nắm vững kiến thức cơ bản về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ, điệp ngữ, chơi chữ.

Nhận biết các lỗi khi sử dụng quan hệ từ, biết cách chữa các lỗi đó.

Nắm được các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực trong khi nói và viết.

III/ Tập làm văn:

Văn bản biểu cảm.

* Ôn tập cho học sinh nắm vững các bước làm bài văn biểu cảm có sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự.


Bình luận (0)
Nguyễn Văn Việt
22 tháng 10 2018 lúc 17:51

loigiaihay.com

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Trà
Xem chi tiết
minh nguyet
28 tháng 12 2018 lúc 20:29

Tham khảo:

Soạn bài: Phó từ I. Phó từ là gì?

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Từ in đậmTừ loạiCác từ khác
Đã Đi (Động từ) Rất nhiều nơi khác
Cũng Ra (Động từ) Những câu đố oái oăm
Đương Trổ ( động từ) Hoa
Sắp Làm (Động từ) Bài tập toán
Có thể Xem Phim
Thật Đau Lòng

Câu 2 (trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Các từ in đậm nằm ở phần phụ trước của cụm động từ và cụm tính từ. Phó từ là hư từ, nó không có khả năng gọi tên sự vật, hiện tượng như danh, động, tính.

II. Các loại phó từ

Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Các phó từ bổ sung ý nghĩa cho những động từ, tính từ in đậm

a, Phó từ “lắm” bổ sung cho tính từ “chóng”

b, Phó từ “đừng” bổ sung cho động từ “trêu”

c, Phó từ “không” và “ đã” bổ sung ý nghĩa cho động từ “trông thấy”

Câu 2 (trang 13 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Phó từ đứng trướcPhó từ đứng sau
Chỉ quan hệ thời gian Đã, đang
Chỉ mức độ Rất, thật Lắm
Chỉ sự tiếp diễn tương tự Vẫn, cũng
Chỉ sự phủ định Không, chẳng
Chỉ sự cầu khiến Đừng,
Chỉ kết quả và hướng ra
Chỉ khả năng

Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

- Phó từ bổ sung ý nghĩa thời gian: sẽ, sắp

- Phó từ bổ sung ý nghĩa khả năng: có thể

- Phó từ bổ sung ý nghĩa tần số: Thường, thỉnh thoảng, luôn luôn…

III. LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 14 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

a, Phó từ “đã” bổ sung quan hệ thời gian cho động từ “đến”, “cởi bỏ”, “về”

Phó từ “không còn” bổ sung ý nghĩa phủ định tiếp diễn tương tự cho động từ “ngửi”

Phó từ “đương” bổ sung quan hệ thời gian cho động từ “trổ”

Phó từ “đều” bổ sung ý nghĩa quan hệ tiếp diễn tương tự cho tính từ “lấm tấm”

b, Phó từ “được” bổ sung quan hệ kết quả cho động từ “xâu”

Phó từ “đã” bổ sung ý nghĩa quan hệ thời gian cho động từ “xâu”

Bài 2 (trang 15 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Dế Mèn trông thấy chị Cốc đang mò cua bắt ốc ở bãi lầy ven sông liền cất tiếng hát véo von trêu chọc. Chị Cốc vô cùng tức giận đi lò dò về phía tổ Dế Mèn khiến Dế Mèn khiếp sợ chui tọt vào tổ. Chị Cốc vừa thấy Dế Choắt liền nghĩ rằng Dế Choắt trêu mình nên đã dùng mỏ nhọn hoắt mổ chết Dế Choắt.

- Phó từ “đã” bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ “dùng”

Bài 3 (trang 15 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Nghe viết chính tả Bài học đường đời đầu tiên (từ Những gã xốc nổi đến những cử chỉ ngu dại của mình thôi

Bình luận (0)
Thảo Phương
29 tháng 12 2018 lúc 12:29

Câu 1 + 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Phụ trước Thành tố trung tâm Phụ sau
Động từ Tính từ
đã đi nhiều nơi
cũng ra những câu đố
vẫn chưa thấy
thật lỗi lạc
soi gương (được)
rất ưa nhìn
to ra
rất bướng

Các từ in đậm bổ nghĩa cho thành tố trung tâm (động từ, tính từ). Vị trí trong cụm từ tùy từng trường hợp cụ thể mà đứng trước hoặc đứng sau thành tố trung tâm.

Các loại phó từ

Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Các phó từ được gạch chân trong câu :

a. Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.

b. Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào ... Anh phải sợ ...

c. [...] không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang.

Câu 2 + 3 (trang 13 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

CÁC LOẠI PHÓ TỪ

Phó từ đứng trướcPhó từ đứng sauMột số phó từ khác

(1) Chỉ quan hệ thời gian đã, đang sẽ, đương, từng, ...
(2) Chỉ mức độ thật, rất, lắm khá, cực, quá, ...
(3) Chỉ sự tiếp diễn tương tự cũng, vẫn chưa sắp, lại, còn, đều, …
(4) Chỉ sự phủ định chưa, không chẳng, ...
(5) Chỉ sự cầu khiến đừng hãy, chớ, toan, …
(6) Chỉ kết quả và hướng ra chắc, vào, ...
(7) Chỉ khả năng được có thể, ...
Luyện tập

Chú ý : Các phó từ được in đậm và đánh số biểu thị ý nghĩa như trong bảng.

Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Thế là mùa xuân mong ước đã(1) đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không(4) còn(3) ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã(1) cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều(3) lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương(1) trổ lá lại(3) sắp(1) buông tỏara(6) những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng(3) sắp(1) có nụ.

Mùa xuân xinh đẹp đã(1) về ! Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng(3) sắp(1) về !

b. Quả nhiên con kiến càng đã(1) xâu được(7) sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.

Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Đoạn văn tham khảo (các phó từ được in đậm) :

Một ngày mưa lớn, Dế Mèn thấy chị Cốc đang(1) đứng rỉa lông, bèn nảy trò trêu chọc. Dế Mèn cất giọng hát trêu chị Cốc, bị chọc giận, Cốc xả những đòn thật(2) đau xuống cậu Choắt đang(1) lủi hủi trong hang. Khi Cốc đã(1) hả cơn tức bay đi, Choắt bấy giờ chỉ còn(3) nằm thoi thóp.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Trà
Xem chi tiết
Thảo Phương
29 tháng 12 2018 lúc 12:20
I. Thế nào là văn miêu tả

Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

- Tình huống 1: Muốn cho khách nhận ra nhà em, em phải miêu tả đặc điểm của căn nhà của em.

- Tình huống 2: Muốn người bán đưa cho em xem chiếc áo em thích, em cần chỉ cho họ biết kích cỡ, màu sắc, vị trí chiếc áo.

- Tình huống 3: Muốn học sinh đó hình dung được người lực sĩ em phải nói về dáng vẻ bên ngoài, thân hình, sức lực của người đó.

- Tình huống khác sử dụng tới văn miêu tả: miêu tả về trường của em, miêu tả về địa điểm du lịch đẹp em từng đến tham quan.

Câu 2 (trang 15 sgk ngữ văn 6 tập 2)

- Đoạn văn miêu tả Dế Mèn “ từ đầu đến đưa cả hai chân lên vuốt râu”. Đoạn văn miêu tả Dế Choắt “ từ Cái chàng Dế Choắt đến nhiều ngách như tôi

a, Cả hai đoạn văn giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế

- Dế Mèn: cường tráng, càng mẫm bóng, vuốt ở chân nhọn hoắt, cánh dài, râu dài và cong hùng dũng, đầu to, nổi từng tảng, răng đen nhánh, đi đứng oai vệ, tính tình kiêu ngạo, xốc nổi

+ Dế Choắt gầy gò, ốm yếu, cánh ngắn ngủn, càng bè bè, râu cụt một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ, tính nết ăn sổi ở thì.

b, Các chi tiết miêu tả về cánh, càng, râu, thân người, và các hình ảnh so sánh cộng với chi tiết về tính khí, cách đi đứng, nói năng giúp ta hình dung được diện mạo của các nhân vật.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 16 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

- Đoạn 1: Tả Dế Mèn, một chàng dế thanh niên cường tráng, vừa to khỏe, mạnh mẽ, càng mẫm bóng, vuốt sắc nhọn

- Đoạn 2: Miêu tả chú bé Lượm nhỏ bé nhưng thông minh, nhanh nhẹn, vui vẻ, hồn nhiên.

- Đoạn 3: Tả một vùng bãi ngập nước sau mưa, một thế giới ồn ào, náo động của những loài sinh vật nhỏ bé

Bài 2 (trang 17 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Miêu tả về mùa đông, có đặc điểm:

- Trời ít nắng, thường âm u, có mây phủ

- Gió mùa đông lạnh, thỉnh thoảng kèm theo mưa phùn

- Cây cối trơ trụi lá

- Mọi người mặc nhiều áo ấm, hoặc sử dụng lò sưởi để tránh rét

Miêu tả về khuôn mặt mẹ, cần chú ý các đặc điểm sau

- Hình dáng gương mặt mẹ ( tròn, trái xoan…)

- Điểm nổi bật trên gương mặt: vầng trán, đôi mắt…

- Miêu tả nụ cười của mẹ

- Mái tóc của mẹ màu gì, tóc xoăn, thẳng, hay ôm vào mặt...

Bình luận (0)
Nguyễn Đặng Gia Phúc
Xem chi tiết
nguyễn đỗ trung tín
20 tháng 11 2016 lúc 16:03

Bạn soạn giùm mình A,B đi

 

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết
Thảo Phương
16 tháng 9 2018 lúc 22:57

1. Mạch lạc trong văn bản

a. Mạch lạc trong văn bản có tất cả các tính chất được đưa ra trong bài.

b. Em tán thành với ý kiến đó. Vì nó phản ánh chính xác đặc điểm cơ bản của tính mạch lạc.

2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc

a. Sự việc chính : hai anh em phải xa nhau nhưng tình cảm vẫn luôn còn mãi. "Sự chia tay" và "những con búp bê" là sự kiện, đối tượng chính của truyện. Hai anh em Thành, Thủy là nhân vật chính trong truyện.

b. Các sự việc được liên kết xoay quanh một chủ đề thống nhất. Đó là sự mạch lạc của văn bản.

c. Các đoạn được nối với nhau bởi cả 4 mối liên hệ được nêu. Chúng rất tự nhiên và hợp lí.

Luyện tập

Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Tính mạch lạc của văn bản Mẹ tôi được trình bày theo các ý :

- (1) : Lí do người bố viết thư.

- (2) : Vai trò to lớn của mẹ trong cuộc đời người con.

- (3) : Vì thế con cần nhận thấy sai và sửa đổi.

→ (2) giải thích (1), dẫn dắt đến (3); liên kết mạch lạc.

b.

* Văn bản Lão nông và các con :

- 2 câu đầu : giá trị lao động

- 14 câu tiếp : hành trình lao động

- 4 câu cuối : lời kết khẳng định "lao động là vàng"

→ Cả ba phần đều xoay quanh làm nổi bật chủ đề "lao động là vàng" → có tính mạch lạc.

* Văn bản (2) :

Câu đầu giới thiệu bao quát sắc vàng. Các câu sau biểu hiện sự phong phú của sắc vàng. Hai câu cuối nhận xét chung về sắc vàng đó.

→ Các phần tập trung thể hiện chủ đề "sắc vàng làng quê ngày mùa" → có sự liên kết các câu, tạo sự mạch lạc cả nội dung và hình thức.

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Như vậy không ảnh hưởng đến sự mạch lạc của văn bản. Nếu thuật lại sự chia tay của người lớn, chủ đề "cuộc chia tay của hai anh em và hai con búp bê" sẽ bị phân tán, mất tính mạch lạc.

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Hoài Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kiều An
2 tháng 5 2016 lúc 19:01

Chắc là có đâý bn 

 

Bình luận (0)
Thị Thu Trà Lê
2 tháng 5 2016 lúc 19:25

Bài 32 thì phải soạn nhưng bài 34 thì không cần đâu nha bạn! 

Mấy bài này mình học rùi nên bít!!hehe

Bình luận (0)
Trâm Anhh
Xem chi tiết
Thảo Phương
1 tháng 8 2018 lúc 9:39

Câu 1 : Tóm tắt

Những tâm tình, lo âu của người mẹ với đứa con nhỏ yêu dấu trong đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con.

Câu 2

Tâm trạng khác biệt giữa người mẹ và đứa con được biểu hiện :

Người mẹ Đứa con
- “trằn trọc không ngủ được”, thao thức, lo lắng. vô tư, háo hức, “không có mối bận tâm nào khác”

Câu 3

- Người mẹ không ngủ vì: bận tâm nhiều điều về con, mẹ hiểu tầm quan trọng của buổi lễ khai trường, đó là bước ngoặt lớn của của đời con; mẹ muốn ghi lại trong lòng con cái rạo rực khi nghĩ về ngày khai trường.

- Chi tiết cho thấy ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ: vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng “Hằng năm … dài và hẹp” ; mẹ còn nhớ như in cảm giác nôn nao, hốt hoảng khi tách cánh tay bà ngoại để vào lớp.

Câu 4*

Người mẹ không phải đang nói trực tiếp với con hay với ai cả mà là đang nói với chính mình. Cách viết này làm nổi bật tâm trạng, khắc họa tâm tư tình cảm yêu thương khó nói bằng lời.

Câu 5

Câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường với thế hệ trẻ : “thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”

Câu 6

Thế giới kì diệu với sự hiểu biết của em, đó là thế giới bao la, thế giới của biển tri thức dạy em cách làm người, dạy em bao điều lí thú, không bao giờ thiếu những tình cảm hồn nhiên trong sáng, thế giới ngập tràn tình thầy trò và tình bạn hữu.

Câu 7 : Cảm nghĩ của em về đoạn cuối:

+ Đoạn văn thể hiện cảm xúc, ước vọng của người mẹ.

+ Thâu tóm cô đúc nội dung của toàn bài.

+ Như lời người mẹ đang thì thầm nói với đứa con của mình trong giây phút buông tay con ở cổng trường.

+ Ngôn ngữ, hình ảnh trong đoạn văn rất giàu đẹp tính biểu cảm.

Bình luận (0)
Thảo Phương
1 tháng 8 2018 lúc 9:39

oaoa lên gg mà sớt

Bình luận (1)
Trần Diệu Linh
1 tháng 8 2018 lúc 10:11

Bố cục:

- Đoạn 1 (Từ đầu … thế giới mà mẹ vừa bước vào) : Tâm trạng người mẹ trước ngày khai trường.

- Đoạn 2 (Còn lại) : Vai trò của nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ.

Câu 1 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Tóm tắt

Những tâm tình, lo âu của người mẹ với đứa con nhỏ yêu dấu trong đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con.

Câu 2 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Tâm trạng khác biệt giữa người mẹ và đứa con được biểu hiện :

Người mẹ Đứa con
- “trằn trọc không ngủ được”, thao thức, lo lắng. vô tư, háo hức, “không có mối bận tâm nào khác”

Câu 3 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Người mẹ không ngủ vì: bận tâm nhiều điều về con, mẹ hiểu tầm quan trọng của buổi lễ khai trường, đó là bước ngoặt lớn của của đời con; mẹ muốn ghi lại trong lòng con cái rạo rực khi nghĩ về ngày khai trường.

- Chi tiết cho thấy ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ: vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng “Hằng năm … dài và hẹp” ; mẹ còn nhớ như in cảm giác nôn nao, hốt hoảng khi tách cánh tay bà ngoại để vào lớp.

Câu 4* (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Người mẹ không phải đang nói trực tiếp với con hay với ai cả mà là đang nói với chính mình. Cách viết này làm nổi bật tâm trạng, khắc họa tâm tư tình cảm yêu thương khó nói bằng lời.

Câu 5 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường với thế hệ trẻ : “thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”

Câu 6 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Thế giới kì diệu với sự hiểu biết của em, đó là thế giới bao la, thế giới của biển tri thức dạy em cách làm người, dạy em bao điều lí thú, không bao giờ thiếu những tình cảm hồn nhiên trong sáng, thế giới ngập tràn tình thầy trò và tình bạn hữu.

Câu 7 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Cảm nghĩ của em về đoạn cuối:

+ Đoạn văn thể hiện cảm xúc, ước vọng của người mẹ.

+ Thâu tóm cô đúc nội dung của toàn bài.

+ Như lời người mẹ đang thì thầm nói với đứa con của mình trong giây phút buông tay con ở cổng trường.

+ Ngôn ngữ, hình ảnh trong đoạn văn rất giàu đẹp tính biểu cảm.

*Nguồn: Vietjack

Ngắn nhất cho bà rồi nghe
tui soạn bài này ở vở rồi đó:))

Bình luận (0)